Khái niệm AI ETHICS

Để hiểu kỹ khái niệm Ethics và Law: cần phân biệt ba khái niệm Moral, Ethics, Law

Moral

Moral là “Đạo đức” nói chung. quy chuẩn đạo đức thuộc về ý thức quy chuẩn chung của xã hội, 1 cộng động. Ví dụ như không nói dối, kính trên nhường dưới, v,v.. Đạo đức sẽ không có các văn bản cụ thể và mọi người trong cộng đồng tự hiểu tự chấp nhận.

Ethics

Ở Việt Nam thường dịch là đạo đức và dễ bị nhầm lẩn với Moral. Ethics dịch chính xác hơn sẽ là “Đạo đức nghề nghiệp” hoặc “Luân lý”. Chúng ta Thường sẽ là khung đạo đức nghề nghiệp của những nghề nghiệp đặc thù như bác sĩ (y đức), đạo đức nghiên cứu, ethics (đạo đức nghề nghiệp) của tổ chức kiểm toán viên (CPA), luật sư,v.v. Những quy định của ethics thường là nguyên tắc quản lý tự chủ (self-imposed regulation,自主規制) trong các tổ chức nghề nghiệp đó. Ví dụ làm nghiên cứu ko được đạo văn, tôn trọng quyền tác giả trích dẫn đầy đủ khi công bố, vv

Luật

Luật pháp là khái niệm dễ hiểu nhất vì ở Việt Nam luật pháp là những văn bản quy phạm pháp luật được quy định và có tính bắt buộc. Nội dung của những văn bản pháp luật này ko phải là nguyên tắc tự chủ nữa, mà là những nguyên tắc, quy định được áp đặt từ bên ngoài, có tính bắt buộc đối tượng được quy định trong luật phải thực hiện.

Xu hướng về các bản quy định về AI Ethics trên thế giới

Giới thiệu một tài liệu tổng hợp AI Ethics giới thiệu về xu hướng ethics về AI rất hay của cty Deloitte Tohmatsu Consulting (Nhật Bản) làm cho bộ thương mại công nghiệp Nhật Bản. Các bạn muốn tìm hiểu thêm có thể đọc.

Link: https://www.meti.go.jp/meti_lib/report/2019FY/000199.pdf

Tại thời điểm cuối năm 2019-2020, khung về AI ethics trên thế giới như sau

Chúng ta có thể thấy trong từng chủ đề từng key words khác nhau các nước lại nhấn mạnh những nội dung khác nhau.

Source : bìa sách The Oxford Handbook of Ethics of AI

Link: https://www.amazon.co.jp/Oxford-Handbook-Ethics-AI-Handbooks/dp/019006739X

Hà Minh

Hà Minh