(Xem ví dụ của công ty Đường Sắt Đông Nhật Bản JR EAST)
I. Khái niệm
中期経営企画(ちゅうきけいえいきかく)hay còn gọi tắt là 中期計画(ちゅうきけいかく), hay中計(ちゅうけい)là bản chiến lược trung hạn mà hầu như công ty 事業会社(じぎょうがいしゃ) lớn nào của Nhật cũng thực hiện và công bốtrên website của công ty. Các bản kế hoạch trung hạn này là tài liệu đầy đủ súc tích để ta tìm hiểu được thành tích kinh doanh của công ty ở thời điểm hiện tại cũng nhưnhững kếhoạch chiến lược của công ty để đáp ứng thay đổi của kinh tếxã hội cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh trong tương lai gần. Thêm vào tham khảo bản chiến lược kinh doanh của các công ty lớn tiêu biểu trong ngành còn là tài liệu tuyệt vời để nắm được động thái cũng như xu hướng của ngành (industry) hiện tại.
Chiến lược kinh doanh dài hạn (trên 10 năm) sẽkhông thể bắt kịp các xu hướng mới trong hoàn cảnh môi trường kinh doanh thay đổi rất nhanh vì toàn cầu hóa, số hóa. Những bản dựtoán ngắn hạn 1 năm thường sẽ tập trung vào những con sốthu chi ngắn hạn khiến phân tích kinh doanh có tầm nhìn chiến lược có thể bịbỏ sót. Do đó các bản kếhoạch chiến lược kinh doanh trung hạn (khoảng từ3-5 năm) càng có tầm quan trong lớn hơn là kim chỉ nam cho hoạt động của công ty đặc biệt ở Nhật khi mọi hoạt động đều có kế hoạch kỹ càng tỉmỉ.
Thực tế thì ởcông ty trước của mình, mình đã vài lần tham gia vào các team làm kế hoạch trung hạn này nên biết được là công việc này vất vảnhư thếnào. Khi chuẩn bịvào năm cuối của một kỳ kếhoạch trung hạn, đầu tiên các phòng kếhoạch (企画部、経営企画室,…) sẽđưa một lịch thực hiện vềcác phòng ban lớn, rồi từ bộphận tổng vụ của các phòng ban lớn này sẽphân về các bộphận nhỏhơn trực thuộc đến từng team. Từcác team sẽ đưa kế hoạch cho team mình sau đó bottom-up lên lại các phòng ban cao hơn rồi đưa lại kế hoạch định tính (sốliệu thu chi trong kếhoạch sắp tới) cũng như định lượng (nội dung chiến lược). Phòng kếhoạch sau khi tổng hợp các dữliệu này sẽlàm một bản kế hoạch tạm thời sau vài lần trình lên ban giám đốc xét duyệt- phân bổlại chỉtiêu, nội dung chiến lược. (Ví dụsau khi tổng hợp số liệu lần đầu, phòng kế hoạch, ban giám đốc sẽnghiên cứu kỹđể cắt giảm chi phí tăng số lợi nhuận, vv). Các bản kế hoạch trung hạn này quan trọng không kém tài liệu báo cáo quyết toán và ảnh hưởng đến giá cổphiếu của các công ty lên sàn nên nhân viên làm ở các phòng này thường không được mua cổphiếu của công ty theo quy định Insider Transaction.
II. Chiến lược trung hạn của công ty JR EAST: Move up 2027
Một trong những bản chiến lược kinh doanh trung hạn mà mình thấy hay nhất, thể hiện chiến lược của công ty rõ nét nhất là bản chiến lược của công ty JR EAST. Bản kếhoạch của JR EAST hay thế nào mời mọi người cùng mình theo dõi nhé.
■ Kếhoạch cơbản
・Từ khi công ty cổphần hóa (民営化、chuyển từ sởhữu nhà nước sang công ty cổphần, và lên sàn chứng khoán) đến thời điểm hiện tại 2017, các hoạt động của công ty gói gọn trong việc sửdụng hiệu quả kiến thức, kinh nghiệm về cơsở hạtầng đường sắt, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như phục hồi các tuyến đượng sắt cũ,…
→Nói chung đây là những nội dung đặc trưng cơ bản của một công ty tài sản chính là cơsở giao thông hạtầng đường sắt bất động sản, dịch vụchính là vận chuyển đường sắt. Nhưng chiến lược 10 năm tiếp theo của JR mới thật sự khiến mình thấy thích thú vì đảo ngược hoàn toàn những nội dung trên.
・Tầm nhìn 10 năm sắp tới của JR: Sáng tạo những dịch vụ mới qua việc tận dụng network hiện có như nhà ga kết hợp kiến thức và kỹthuật bên ngoài, qua đó đi trước đón đầu tạo những giá trị mới cho xã hội.
→Lúc mới đọc bản kế hoạch này mình chợt nghĩ“Ơ, thếcông ty đường sắt không chạy tàu nửa mà cung cấp các dịch vụ mới à”. Xét trong hoành cảnh JR là một trong những công ty Nhật thuộc loại truyền thống nhất trong các công ty truyền thống với các đặc điểm như là tầng lớp quản lý lãnh đạo cao cấp là tầng lớp cao niên, thường sẽbảo thủvà khó bắt kịp các xu hướng mới, ngại thay đổi,… thì bản kếhoạch này thực sự là rất đột phá nếu so với các công ty khác cùng ngành.
■ Sựthay đổi môi trường kinh doanh: Công ty nhận ra dù so với những khu vực địa phương khác khu vực Tokyo có mức giảm dân số thấp nhất nhưng mức giảm thấp này vẫn ảnh hưởng đến thu nhập từ vận chuyển đường sắt của công ty trong tương lai.
■ Điểm mạnh của tập đoàn: Tập đoàn JR nhấn mạnh sức mạnh của thương hiệu cùng với tài sản là các network giao thông thực cũng như tích lũy được mạng lưới giao lưu giao thông mạnh ởkhu vực thủđô Tokyo. Thêm vào tài sản mang tính truyền thống đường sắt, tập đoàn nêu ra tiềm năng sang tạo giá trịmới dựa trên kỹ thuật mới và sửdụng dữliệu di chuyển, mua bán thanh toán điện tử, vv (nói nôm ra là sửdụng Big Data cho các dịch vụ Fintech, Maas mới…)
■ Các điểm chiến lược cụ thể: vì một công ty đa dịch vụvà quy mô quá lớn nhưJR bản kếhoạch này nêu nhiều chiến lược hay. Mình xin tóm tắt vài ý mới lạdưới đây phần còn lại mọi người có thể tham khảo bản tiếng Anh- Nhật của tài liệu
@ Phát triển dịch vụ mới qua việc khai thác tận dụng tối đa tiềm năng của thẻ Suica
@Thúc đẩy ngành sản nghiệp thứ6 (6次産業化) ởcác địa phương. Đây là một thuật ngữđược một nhà kinh tế nông nghiệp người Nhật đề xướng nội dung là kết hợp các ngành sản nghiệp cũ(như sản xuất nông nghiệp, gia công, buôn bán,..) tạo nên một chuỗi sản phẩm phát triển bề vững
@ [世界を舞台に] lấy thị trường toàn thế giới làm vũ đài kinh doanh. Đây cũng là nội dung rất táo bạo của JR – một công ty có cơsở hạtầng kinh doanh cũng như sản phẩm dịch vụ là vận chuyển đường sắt gắn chặt trong khu vực nội địa Nhật Bản (không phải nhưcác công ty sản xuất, hàng hóa dịch vụcó thể linh động đem ra nước ngoài.)
Thực tế thì các chiến lược kinh doanh ra nước ngoài của JR EAST cũng rất thông minh, khác với các công ty đường sắt khác tập trung vào mảng phát triển bất động sản (chủ yếu là nhà ở,..) JR EAST đi vào mảng trung tậm thương mại, mạng lưới thương mại ở nhà ga nhưSingapore, Đài Loan. Nếu có thời gian mình sẽgiới thiệu nội dung này với mọi người.
Link : https://www.jreast.co.jp/e/investor/moveup/pdf/all.pdf
Hy vọng mọi nguòi hiểu sơsơ vềkế hoạch trung hạn của các công ty Nhật và nếu có bản kếhoạch nào hay thì giới thiệu mình nhé ^^.