Tại sao 4 thanh niên Việt Nam trong vụ mổ lợn trái phép ở Ota-Gunma lại được thả

Báo Nhật đã đưa tin 4 thanh niên Việt Nam trong vụ mổ lợn trái phép ở Ota-Gunma được thả. Mình cũng chỉ đọc sơ qua trên báo nên muốn phân tích theo thông tin hiểu được.

Thứ 1: 4 thanh niên này bị bắt giữ vì bị tình nghi vi phạm luật giết mổ 「と畜場法」chứkhông phải vi phạm tội trộm cắp trong luật hình sự.

Thứ 2: Lý do được thả ra là bằng chứng chưa đủ để kết luận có tội. Tức là bằng chứng chưa đủ rõ ràng. Theo như trên báo chỉ có phát hiện lông lợn (bằng chứng chưa đủ mạnh để chứng minh những người trong nhà đã mổ lợn), và hình ảnh trên mạng (không xác định cụ thể ngày giờ)

Vì trong luật hình sự, có nguyên tắc suy đoán vô tội 無罪推定 tức là trong trường hợp này 4 thanh niên ở thời điểm hiện tại không bị phán là có tội cho tội giết mổ gia súc trái phép, nên bốn thanh niên này sẽ tiếp tục được suy đoán vô tội cho đến khi bị chứng minh là với tội cho tội này hoặc tội trộm cắp đang bị tình nghi. Do đó tình hình hiện tại, dù rằng tất cả người dân Nhật đều suy đoán xác xuất rất lớn những thanh niên này mổ lợn từ những trang trại gia súc gần đó nhưng vì không có bằng chứng rõ ràng như bắt được quả tang, bắt được tang vật, có hình chụp, phim quay hiện trường thì chưa thể định tội và bắt tại thời điểm này. Tuy nhiên, mình nghĩ cảnh sát cũng đang tìm bằng chứng cho tội trộm cắp nhưng tạm thả. Vì theo nguyên tắc không được tạm giam một người bị tình nghi quá lâu mà không phán xét vô tội.

Có một điều chắc chắn rằng cư dân Nhật sẽ ngày càng để ý đến việc bảo vệ tài sản của mình không còn "hớ hênh" như trước như đặt camera, các thiết bị chống trộm,... đặc biệt ở những khu dân cư có đông người lao động Việt Nam.

Hi vọng các bạn Việt Nam có ý thức hơn đừng nghĩ dễ lấy đồ người khác, không ai biết, không ai thấy.

https://www.asahi.com/articles/ASNCL6DG9NCLUHNB004.html?fbclid=IwAR1oShLbkQ-A_DW3UOW9iFSRETMJDt2GuCCyFFu8hXnqlpdN_CebIXyHfCo#:~:text=%E9%A3%9F%E7%94%A8%E3%81%AB%E3%81%99%E3%82%8B%E3%81%9F%E3%82%81%E3%81%AB,%E3%81%AF%E6%98%8E%E3%82%89%E3%81%8B%E3%81%AB%E3%81%97%E3%81%A6%E3%81%84%E3%81%AA%E3%81%84%E3%80%82