Kinh tế - xã hội Nhật Bản thời khắc chuyển giao thời đại Heisei→Reiwa

(Xem Video sẽ có nhiều biểu đồ và hình minh họa hơn, mình chép lại nội dung cho bạn nào muốn đọc)

A. Thời đại Heisei và Nhật Hoàng Akihito

Nhật Hoàng Akihito là một vị vua rất nhân từ, hiền hậu, lịch lãm, và rất gần gũi với dân chúng. Nếu so với cha mình Nhật Hoàng Hirohito thời đại Showa tại vị ở thời kỳ đế quốc Nhật Bản trong đó có giai đoạn lịch sử xâm lăng, gây những tội ác chiến tranh khắp châu Á trong thế chiến thứ 2. Có thể nói, ngài và hoàng hậu Michiko là một biểu tượng hòa bình, đoàn kết dân tộc, biểu tượng chí tôn hoàn hảo của đất nước Nhật Bản. Không chỉ riêng tôi, tất cả người dân Nhật Bản cũng thật sự rất tôn kính và quý trọng hoàng đếAkihito. Tuy nhiên có một sự thật là thời đại Heisei mặt kinh tế xã hội của Nhật Bản bị đánh giá không tích cực lắm

Báo chí Nhật đánh giá 30 năm thời kỳ Heisei là 30 năm thất bại

Muốn biết tại sao các bạn cứ xem những chỉ số sau nhé.

1. Trong thời kỳ này Nhật Bản đã bị Mỹ và Trung Quốc vượt mặt.

Mỹ tận dụng rất tốt cơ hội cách mạng số Dot.Com để tiếp tục phát triển thần kỳ, dẫn đầu nền kinh tế thế giới. Còn Trung Quốc, với lợi thế về dân số đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và chính thức vượt Nhật vào năm 2010.

2. Một ví dụ khác mà báo chí Nhật chỉ ra là trong top 10 các doanh nghiệp có tổng giá trị lớn 1 thế giới, vào năm Heisei 3 (1992), trong 10 này có 8 công Nhật và 2 công ty Mỹ. Còn vào tháng 9 năm 2018 trong tóp 10 có 8 công ty Mỹ và 2 công ty TQ. Chỉ số chứng khoán Down Jones của Mỹ tăng 9 lần trong 30 năm, trong khi chỉ số Nikkei Nhật giảm ½. Các tỉ số kinh tế khác của Nhật đều cho thấy Nhật Bản thực sự thua kém, thụt lùi rất nhiều

Có những lý do chủ quan và khách quan được chỉ ra dẫn đến thất bại này, Với những lý do chính được chỉ ra như sau

1. Đây là, thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật vỡ vào những năm 1990 → bất động sản, cổ phiếu rớt giá đột ngột khiến nợ xấu tăng cao, ngành tài chính điêu đứng, dẫn đến khủng hoảng tài chính trong thời gian này「金融大崩壊」, với sự phá sản, tái cơ cấu của hàng loạt công ty tài chính, ngân hàng, chứng khoán lớn. rơi vào khủng hoảng lớn khiến nước Nhật vốn đã ngại thay đổi, họ trở nên co cụm sợ rủi ro hơn.

2. Thời kỳ này chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, ... Đó thực sự là cơ hội rất tốt để nước Nhật thực hiện các cải cách tái cơ cấu cấu trúc thượng tầng trong nền kinh tế ở quy mô vĩ mô (như là bắt kịp đà phát triển vũ bão công nghệ). Cũng như là cơ hội tốt để thực hiện chiến lược phát triển, cạnh tranh ra thế giới trong các công ty Nhật.

Tuy nhiên, một điều rất đáng tiếc. Không biết vô tình hay cố ý, nước Nhật đã không thấy, và bỏ qua những cơ hội để cải cách cần phải có trong giai đoạn này. Các nhà lãnh đạo Nhật đã chọn giữnguyên công thức, mô hình thành công của họ ở thời đại Showa, tức là mô hình tập trung sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt モノづくり. Tuy nhiên trong kinh doanh và cạnh tranh ở quy mô quốc tế sản phẩm tốt thôi chưa đủ, giá cả có vừa tầm tay khách hàng không, thiết kế mẫu mã có phù hợp thị hiếu của thị trường bản địa không.... là những yếu tố quyết định mà người Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đã tận dụng rất tốt để cạnh tranh với gã khổng lồ Nhật Bản.

Vlogger nổi tiếng người Nhật nói Nhật đã thua vì họ chỉ đưa sản phẩm ra nước ngoài bán, chứ không trực tiếp bước ra khỏi nước Nhật ra thế giới để cạnh tranh trong môi trường toàn cầu. Đó là một điều cực kỳ đáng tiếc khi thương hiệu quốc gia Made in Japan được người Nhật dày công xây dựng suốt nhiều năm là thương hiệu mạnh tuyệt đối trên thế giới ở thời điểm 30 năm trước.

Điều này khiến họ bị bỏ lại phía sau trong đà phát triển của thế giới.

Tìm hiểu sâu xa hơn nữa lý do trì trệ của Nhật Bản hiện đại. Chính cơ cấu 年功序列、phân cấp trong công ty theo năm làm việc chứ không theo năng lực. Lãnh đạo các tập đoàn lớn ở Nhật phần lớn ở độ tuổi 50-60-70. Khả năng ngoại ngữ, khả năng nắm bắt động thái ở thị trường quốc cũng như thái độ rụt rè với rủi ro khi phát triển sản phẩm mới, tham gia thị trường, ngành công nghệ mới khiến nước Nhật trở nên trì trệ, ngại đổi mới.

B. Hãy nói về thời đại Reiwa nào.

Kinh tế Nhật thời Reiwa:

Một dấu hiệu tích cực là sau nhìn những đế chế khổng lồ như Sharp, Sony, Sanyo, Toshiba, lớn mạnh trong hàng nửa thế kỷ vv bị các nước khác như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc qua mặt trong thời gian ngắn những năm 2.000. Người Nhật đã thực sự nhận ra những niềm tự hào của họ đã là quá khứ, và họ không thể mãi nhìn về quá khứ và ru ngủ mình mãi được. Nhìn sang thung lũng Sillion, những công ty công nghệ mới như Apple, Amazon, Facebook, Google... người Nhật thật sựthèm muốn và khao khát, và luôn tự hỏi tại sao mình không được như vậy.

Nhận thấy các công ty khởi nghiệp chính là hi vọng để tạo ra những điều thần kỳ mới, giúp Nhật Bản không bị tụt lại phí sau trong thời đại phát triển như vũ bão của công nghệ số, chính phủ Nhật có nhiều chính sách khuyến khích người dân khởi nghiệp. Hầu như chính quyền địa phương nào cũng có những văn phòng tư vấn, giúp đỡ khởi nghiệp. Rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn, có những cuộc thi khởi nghiệp trong và ngoài công ty để thu hút những dự án start up mới.

Người Nhật đang rất tích cực giao lưu, giao thương với thế giới hơn. Họ tích cực giao lưu kinh tế giáo dục, văn hóa để truyền bá hình ảnh ra thế giới ở cấp độ quốc gia thông qua các dự án ODA,... Ở cấp độ cá nhân giới trẻ Nhật Bản đã sẵn sàng dấn thân khởi nghiệp, tìm cơ hội ở nước ngoài như VN và các nước châu Á khác. Bên cạnh đó, các công ty Nhật nhận ra họ cần thu hút nhiều nhân tài quốc tế hơn qua các chính sách giáo dục đại học bằng tiếng Anh, visa, chế độ ưu đãi nhân lực chất lượng cao. tuyển dụng nhiều sinh viên nước ngoài kể cả sinh viên tốt nghiệp ở bản địa.

Đó thực sự là những chuyển biến rất nhanh, tích cực của Nhật Bản trong 10 năm qua mà tôi có thể cảm nhận được từ khi mới đến Nhật. Và tôi tin những chuyển biến tích cực này sẽ là những nhân tố rất tốt để kinh tế Nhật phát triển đúng với tiềm năng của mình trong thời đại Reiwa.

Xã hội Nhật thời Reiwa:

Dân số già – có lẽ là từ khóa lớn nhất khi nói về xã hội thời Reiwa. Thời Heisei, dân số Nhật đã bắt đầu lão hóa như tuổi thọ trung bình càng ngày càng tăng, tỉ lệ sinh tự nhiên đã thấp hơn tỉ lệ tử nhiên Tuổi nhận lương hưu được tăng từ 60 tuổi lên 65. Tuy nhiên thời Reiwa, vấn đềnhân sinh với tuổi thọ 100 năm (100 年人生) sẽ nhanh thôi chắc chắn là chủ đề xuyên suốt trong xã hội nhật. Các sản phẩm dịch vụ cũng sẽ tập trung hướng đến người cao tuổi. Lao động thiếu và việc phải bổ sung nhân lực từ nước ngoài sẽ càng mạnh mẽ. Người ta đã nói nhiều hơn đến việc tăng độ tuổi nghỉ hưu từ 60 đến 70.

Sự thiếu hụt về lao động, phụ nữ Nhật sẽ tham gia nhiều hơn vào xã hội, có tiếng nói và sức mạnh hơn trong xã hội Nhật bảo thủ.

C. Kết luận:

Nói đến đây thì chúng ta hình dung một nước Nhật thời Reiwa sẽ già hơn nhưng năng động đơn, với những cuộc đấu tranh gay gắt bắt đầu bùng lên trong lòng xã hội Nhật. Đó là cuộc đấu tranh giữa thế hệ già có phần bảo thủ muốn duy trì trật tự tôn ti trên dưới và giới trẻ Nhật trong thế giới phẳng hơn, tiếp thu tư tưởng bình đẳng của phương Tây. Đó còn là cuộc đấu tranh về nữ quyền, quyền bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong xã hội Nhật ở vai trò lãnh đạo thời Reiwa. Đó cũng là những cuộc đấu gianh đòi hỏi quyền lợi bình đẳng, của người nước ngoài ở Nhật.

Xã hội ngày nay càng biến đổi nhanh chóng có thể theo cách mà chúng ta không ngờ tới nhất. 12 năm trước khi tôi mới đến Nhật có ai nghĩ trong 12 năm Iphone và công nghệ thông tin có thểthay đổi thế giới nhanh chóng đến vậy. Nhìn xa hơn, những người Nhật ở những ngày cuối thời đại Showa, cũng là thời vàng son của kinh tế và xã hội Nhật, chắc cũng không ngờ 30 năm sau, có nhiều biến cố lớn mọi thứ lại thay đổi nhiều đến vậy. (Ví dụ, khủng hoảng kinh tế bong bóng, các thiên tai như động đất Kobe 1995, và ở Tohoku năm 2011, vụ khủng bố Sarin, nước Nhật ngày càng trở nên trầm cảm, và căng thẳng hơn, tỉ lệ tự sát và chết do cô độc nhiều hơn...)

Một năm, 10 năm, 20 năm sau, chúng ta không biết liệu nước Nhật sẽ thay đổi ra sao. Nhưng tôi cũng như những người nước đang sống tại Nhật, những người yêu nước Nhật đều thực sự hi vọng và cầu chúc một nước Nhật năng động hơn, mạnh mẽ hơn, phát triển thịnh vượng hơn, và hạnh phúc hơn.