Hôm nay mình sẽ viết bài giới thiệu các tip viết report ở Nhật hi vọng giúp đỡ các bạn học trong khối xã hội ở Nhật. Vì lí do ngôn ngữ và kỹ năng,.. sinh viên VN thường sợ report. Cá nhân mình nhận thấy viết report dễ được điểm cao dễ đậu hơn các hình thức đánh giá khác như thi và muốn chia sẻ lại qua bài viết này.
Giới thiệu về mình: Mình ko học các cấp phổ thông ở Nhật. Tuy ở Nhật hơn 10 năm; tiếng Nhật nhuần nhuyễn khi so với level người nước ngoài ở Nhật. Tuy nhiên mình ko phải chuyên khoa tiếng Nhật, cũng ko rành các ngữ pháp tiếng Nhật cao cấp, cách hành văn tiếng Nhật mình tự nhận là so với level native học thuật kém xa. Thêm vào nữa ở VB2 ĐH mình cũng vừa học vừa làm fulltime nên ko phải là dành quá nhiều thời gian cho việc học và viết report. Tuy nhiên sau hơn 6 năm học đại học ở Nhật (2 bằng), 2 năm thạc sĩ, nhất là VB2 ĐH của mình là ngành luật ở 1 trường top về khối xã hội ở Nhật (các bạn tiếng Nhật rất giỏi và học hành cực kỳ nghiêm túc) kết quả các môn viết report của mình đều đạt điểm tốt (trừ những môn cạnh tranh cao nhiều người giỏi chỉ có 30 % được A theo quy định của trường). Mình nghĩ các tip của mình khá hiệu quả và phù hợp cho các bạn học khối xã hội ở Nhật.
1. Hiểu kỹ đề: Đây là bước tối quan trọng nếu muốn điểm cao. Vì đôi khi mình không hiểu ý của giáo sư hoặc không hiểu bài, có thể là nội dung viết rất hay nhưng không trả lời trúng câu hỏi của đề vẫn bị điểm thấp. Thường sẽ có 2 loại đề viết:
A: Loại đề trả lời một câu hỏi:
Sau khi chuyển sang hình thức online, nhiều môn thi online sẽ là report trả lời câu hỏi có sẵn của giáo sư để xác định các bạn có hiểu bài không. Loại đề này thường yêu cầu về độ dài khá ngắn (không quá 1000 từ) và yêu cầu sựchính xác trong câu trả lời. Tức là ví dụ hỏi về chính sách ngoại giao của Nhật giai đoạn sau 1945 đến 1970 thì bắt buộc phải trả lời đúng & đủ các nội dung của câu hỏi để đạt điểm “đậu”. Mình từng gặp nhiều đề thầy chỉ yêu cầu 1 đoạn ngắn 200-300 chữ thôi nhưng nội dung siêu khó. Như là phân tích theo học thuyết chính trị để áp dụng tình hình hiện tại,… Để trả lời đúng phải hiểu rất rõ nội dung của câu hỏi, câu trả lời. Hiểu kĩ và tin chắc các ý trả lời của mình là chính xác vì loại đề này giống như một kỳ thi mang về nhà làm: nếu bạn làm sai ý giáo sư hỏi nhiều khả năng bạn sẽ bị điểm kém thậm chí là điểm trượt.
B: Loại đề luận tự do về một chủ đề:
Đây là loại đề rất hay gặp ở trường đại học Nhật và các bạn thì rất thích gặp đề này vì nghĩ viết đủ chữ thế nào cũng đậu. Đề này phần lớn nếu các bạn viết một độ dài với một nội dung tương đối các viết tươm tất sẽ dễ đạt điểm đậu hơn loại đề “trả lời một câu hỏi” ở trên. Tuy nhiên để được điểm cao, để được giáo sư đánh giá bạn có bỏ ra công sức cho report, cho môn học thì đòi hỏi bạn phải có “ý” viết tốt, logic, phân tích nội dung tốt cũng như ý kiến cá nhân phản biện tốt…
Thông thường các đề sẽ có cả hai phần A và B: vừa yêu cầu trả lời một câu hỏi và vừa phải đưa ra ý kiến cá nhân đưa ra hiểu biết phân tích đủ “đắt” để các thầy đánh giá ai xứng đáng cho điểm tốt hơn.
Phân tích kỹ yêu cầu đề bài tưởng dễ nhưng là một phần tối quan trọng để đạt điểm cao khi viết report. Đôi khi đề bài quá ngắn. Bạn không rõ mình có hiểu đúng ý của thầy chưa thì bạn phải hỏi lại xem từ ngữ nội dung, yêu cầu chưa hiểu, hỏi xem mình có hiểu sai yêu cầu không…
2) Chuẩn bị cho report càng sớm càng tốt:
Mình rất hiểu tâm lý của sinh viên khi đến giai đoạn nước rút sát giờ deadline thì não mới hoạt động mới nghĩ ra ý, mới có động lực làm report mặc dù có khi đề bài ra trước cả tháng. Tuy nhiên khi đề bài ra càng sớm có nghĩa là yêu cầu của thầy cô sẽ càng cao, cũng như các bạn cùng khóa sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị hơn và bạn cần phải làm nội dung xuất sắc hơn để đạt điểm tốt. Thêm một điểm nữa là nhiều khi đến gần deadline cũng là lúc các bạn mới biết các đề report các môn khác, hoặc ôn thi các môn khác, cũng có trường hợp bất khả kháng xảy ra như bị bệnh vv. Nhiều khi report đã được giao từ trước nhưng các bạn lại để đến gần deadline cuối cùng thành ra là làm trong thời gian ngắn quá không đủ thời gian suy nghĩ nội dung, chỉnh sửa, thành ra điểm kém, thậm chí nhiều trường hợp là bỏ môn không làm nữa.
Nếu các bạn chuẩn bị sớm, tốt nhất là ngay sau khi vừa nhận đềbài. Nhất là các bước tìm hiểu đề brainstorm, lên dàn ý, viết các phần dễ viết trước thì các bạn sẽ rất dễ viết tiếp và hoàn thành tốt report ngay cả trường hợp các bạn có nhiều report cùng một lúc trong kỳ thi. Vì chuẩn bị sớm mà mình đã vượt qua 11 môn thi online và viết luận môn luật trong 3 tuần khi đang làm fulltime (có xin nghỉ hè 3 ngày).
3) Muốn viết tốt viết đúng, phải input nhiều.
Nhiều người viết hay, nói hay không phải là do người ta có khiếu mà là do người đó input rất nhiều kiến thức rộng và sâu nên khi output, viết thành report nội dung mới hay (phong phú và logic) được.
Do đó khi học và khi làm một report cố gắng tham khảm nhiều tài liệu và báo, v v. Khi mà có nhiều kiến thức thì bài của bạn sẽ phong phú hơn, giáo sư cũng đánh giá được các bạn đã đọc đến đâu, hiểu đến đâu qua bài report của các bạn.
4) Phải chuẩn bị dàn bài và nội dung viết trước:
Mình cũng hay rơi vào lỗi lúc học văn bằng 1: khi nghĩ ra ý gì hay là viết luôn. Đến khi hoàn thành report thì nhiều phần nhiều đoạn thành ra không thống nhất, liên quan đến ý toàn bài, bỏ đi thì lại tiếc vì tốn công, tốn thời gian viết ra… Điều cực kỳ quan trọng sau các bước trên là bạn phải xác định nội dung toàn bài bạn viết.
Đối với loại đề A: bạn phải xác định xem nội dung bạn viết có đúng không vì cho dù bạn đã viết đủ chữ mà không viết đúng thì cũng là không đạt yêu cầu. Với loại đề B bạn càng phải xác định trước nội dung toàn bài sườn ý thế nào, mỗi ý có các dẫn chứng gì, cân đối các nội dung về độ dài ra sao vv. Sau khi hoàn thành dàn ý và các bạn đã yên tâm với nội dung tổng thể và logic của mình thì hãy bắt đầu viết.
Sau kinh nghiệm viết nhiều report của mình thì có thể khi bạn may mắn (ví dụ thầy cô dễ môn ít người tham gia, vv) thì bài viết không chuẩn bị ý tốt có thể điểm A, nhưng phần lớn sẽ được điểm B. Nhưng khi bạn có chuẩn bị dàn ý tốt, các ý viết logic lưu loát, luận điểm hay rõ ràng thì chắc chắn bạn sẽ được điểm A (chỉ trừ những môn nhiều sinh viên giỏi cạnh tranh cao, các thầy chấm gắt,.. thì mới bị điểm 😎.
5) Các tip khi viết cho người nước ngoài:
Tránh plagiarism (đạo văn): Ở cả hai đề A và B sinh viên Việt Nam thường có xu hướng tìm được một câu hoặc một đoạn văn hay, và chép nguyên si vào bài luận của mình. Mình không nói các bạn không được tham khảo và lấy ý từ sách, nhưng đừng dùng hoàn toàn một đoạn văn trong sách. Dù có chú thích kỹ hay không, các thầy vẫn muốn đánh giá bạn hiểu nội dung này như thế nào, ý kiến của bạn ra sao. Do đó về mặt kỹ thuật trích dẫn ghi chú đầy đủ nếu các bạn trích dẫn sách, ý kiến của các tiền bối đi trước. Với những dạng bài luận theo đề B bạn nên nêu ý kiến phân tích đánh giá bản thân tạo thêm giá trị gia tăng cho bài luận hơn chỉ trích dẫn mà không phân tích hoặc có luận điểm gì. Với dạng đề bài A thì nhiều khi bị giới hạn về mặt số chữ bạn không thể phân tích gì nhiều thì nên paraphrase lại: dùng ý đó nhưng viết theo cách khác.
Paraphrase: một trong những lý do khiến sinh viên nước ngoài điểm kém là cách dùng từ, ngữpháp nghèo nàn. Vì không quen hoặc do không biết mà du học sinh thường có xu hướng lặp lại mẫu ngữ pháp hoặc từ vựng. Do đó về mặt kỹ thuật mình thường tìm cách paraphrase lại các từ, các cách diễn đạt. Vì mình cũng không giỏi ngữ pháp tiếng Nhật nên mình thấy sử dụng từ điển sau là khá tốt.
https://thesaurus.weblio.jp/
6) Kiểm tra kỹ, sửa lỗi:
Một bài luận hay mà có nhiều lỗi ngữ pháp lỗi dùng Kanji sai nhiều khi sẽ là điểm trừkhông đáng có của bài luận. Do đó bài luận cần được kiểm tra và đọc lại sau khi viết trước khi nộp ít nhất một lần. Tốt nhất là vào ngày hôm sau vì sau khi vừa viết xong các bạn sẽ mệt và đầu của bạn đã quen với từ ngữ mà các bạn vừa viết ra (vì các bạn đã phán đoán là đúng mới viết vào mà). Kiểm tra vào ngày hôm sau sẽ giúp các bạn check được lỗi sai cũng như check được sự mạch lạc của ý tốt hơn. Muốn làm được điều này thì các bạn bắt buộc phải viết và hoàn thành bài luận sớm.
Các bạn có thể nhờ tutor hoặc bộ phận trợ giúp du học sinh ở trường hoặc bạn bè người Nhật nếu có. Mình thường check ngữ pháp và cách dùng từ tiếng Anh qua Grammarly. Nhưng tiếng Nhật mình cũng không nhờ (vì không có) người Nhật check. Mình thấy cũng không quá cần thiết nếu các bạn đã tự check rồi. Vì với sinh viên nước ngoài trừ những lỗi quá sơ đẳng, các giáo viên sẽ chấm nội dung nhiều hơn cách diễn đạt, hành văn.
Hi vọng sinh viên người Việt ở Nhật không còn sợ viết report nữa.