親子上場 (おやこじょうじょう) - tên tiếng anh là publicly listed parent hay subsidiary pairs - một thuật ngữ khá khó dịch trong những ngôn ngữ khác vì không phổ biến ngoài nước Nhật.
Nó là từ để tả hiện tượng công ty mẹ- công ty con trong một tập đoàn cùng lên sàn chứng khoán. Hiện tượng này khá phổ biến ở các tập đoàn kinh tế lớn ở Nhật Bản. Ví dụ như công ty viễn thông quốc gia Nhật Bản NTT (日本電信電話株式会社) nắm 66.6 % cổ phần công ty NTT DOCOMO (株式会社NTTドコモ) là hai công ty cùng lên sàn chứng khoán.
Theo góc độ quản trị doanh nghiệp (corporate governance) đứng trên lập trường phải bảo vệ tính minh bạch của thị trường tài chính, bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ, nhà đầu tư cá nhân, hiện tượng công ty mẹ con cùng lên sàn ở Nhật có rất nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề chính là công ty mẹ nắm đa số quyền nghị quyết của công ty con khiến mọi quyết định của công ty con dù đã lên sàn đều bị chi phối. Điều này khiến đại hội cổ đông (cơ quan quyết định cao nhất của một công ty cổ phần) chỉ còn là hình thức. Sẽ có thể dẫn đến những hệ lụy như là công ty mẹ hi sinh lợi ích cổ đông cá nhân (ví dụ như chi cổ tức thấp) để bảo toàn tài sản công ty ... Thứ hai là nhóm hai công ty này sẽ có những hành động giao dịch phản lại lợi ích của công ty (gọi là 利益相反、conflict of interest). Ví dụ như NTT muốn tìm một nhà cung cấp một gói hợp đồng nào đó. Theo lẽ thông thường sẽ chọn nhà thầu giá và chất lượng tốt nhất nhưng đằng này sẽ có xu hướng ưu tiên công ty con hơn có thể bị giá cao hơn và chất lượng kém hơn. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh công ty NTT cũng như là giá trị cổ phần của cổ đông cá nhân.
Các nước khác như Mỹ hạn chế rất nghiêm ngặt việc các công ty trong cùng 1 tập đoàn cùng lên sàn nhưng ở Nhật hiện tượng này vẫn còn khá phổ biến. Một trong những ví dụ đang nổi nhất hiện nay là tập đoàn Sofbank (ソフトバンクグループジャパン株式会社, SoftBank Group Japan Corporation) của tỷ phú Son. Không chỉ là công ty con là công ty Sofbank ( ソフトバンク株式会社 SoftBank Corp) mà đến công ty cháu là công ty Yahoo Nhật Bản ( ヤフー株式会社, Yahoo Japan Corporation, sẽchuyển thành Z Holdings vào tháng 10 tới) , sau đó là công ty chắt là công ty Askul ( アスクル株式会社, ASKUL Corporation) cũng là một công ty trên sàn chứng khoán Tokyo. Nhân tiện đây bonus thêm thông tin là công ty Yahoo Japan và Askul đang có đấu tranh quyết liệt về quyền điều hành chính sách của công ty sẽ có một số chuyển biến mới vào đại hội cổ đông của Askul vào ngày 2 tháng 8 tới. Mời mọi người hóng báo.
Tham khảo thêm