Hiến pháp

Mình xin giới thiệu một bài giảng rất hay về hiến pháp của một luật sư rất nổi tiếng Ito Makoto. Ito Makoto sensei là chủcủa trường dự bị luyện thi luật sư lớn nhất Nhật Ito-juku, cũng nằm trong ban nghiên cứu Hiến Pháp của liên đoàn luật sư Nhật.

Phải nói là Ito sensei giảng bài rất hay nên các bạn nghe trực tiếp thầy giảng sẽ thấm hơn. Vì nghe bài giảng này cũng là một trong những lý do khiến mình quyết tâm học thêm 2 năm luật tại Nhật. Mình tóm tắt nội dung như phía dưới.

Tại sao lại cần Hiến Pháp

Từnhững dẫn chứng trong quá khứ.

Gần đây thì có sự kiện Brexit, khi người dân Anh đồng lòng muốn ra khỏi liên minh châu Âu. Quyết định này đúng không, thành công hay thất bại? Quyết định này đúng luật hợp pháp vì nó làm đúng tất cả quy trình theo luật định thể hiện ý chí của số đông dân chúng. Quyết định này thành công hay thất bại, tốt hay không tốt. Đối với nhiều người sẽ là tốt, là thành công. Còn đối với số ít phản đối thì có tác động không tốt.

Dẫn chứng rõ ràng hơn ở Đức khi quốc Trưởng Hitler nhậm chức đúng luật. Bằng rất nhiều chính sách mị dân đã thuyết phục dân chúng Đức chấp nhận chính sách diệt chủng người Do Thái, lấy các bộ phận cơ thể họ làm công cụ hàng hóa. Xâm phạm nghiêm trọng quyền tôn nghiêm của con người. Quyền tôn nghiêm được sống như con người của mỗi cá nhân là quyền bất khả xâm phạm. Ngay cả quyền lực nhà nước cũng không được phép xâm phạm. Do đó những chính sách như là coi phụ nữ làm công cụ sinh sản giải quyết vấn đề già hóa ở Nhật cũng sẽ dễ vi phạm những quyền tôn nghiêm của người phụ nữ.

Hay nhưlà khi Nhật Bản, một đất nước xếp hạng 9 về hòa bình trên thế giới gửi tự vệ quân (tương tự như quân đội) đi tham gia chiến tranh ở các nước xếp chót bảng về hòa bình cũng đáng được xem lại

Bởi thế chúng ta nhận thấy sự cần thiết của Hiến Pháp

Ý kiến của số đông không phải lúc nào cũng đúng.

Đôi khi cũng cần phải ngăn chặn ý kiến của số đông. Bởi vì có những giá trị mà ý kiến biểu quyết của số đông cũng không thể tước đoạt được. Thậm chí ngay cả pháp luật cũng không thể tước đoạt. Giá trị đó như là Nhân Quyền (đặc biệt là quyền của người thiểu số), Hòa Bình.

Để bảo vệ giá trị đó cần có Hiến Pháp

Do đó ý tưởng cần có Hiến Pháp để khống chế việc thi hành quyền lực được ra đời ở Anh năm 1215 với bản Đại Hiến Chương, hay còn gọi là Magna Carta. Khi đó, các quý tộc đã nhận ra rằng cần có Hiến Pháp để ngăn chặn những hành động “vô thiên vô pháp” của vua John. Từ đó đến nay đã hơn 800 năm, và nhân loại đã học được bài học là: dù là đế vương hay tập thể quần chúng lao động, là con người thì sẽ rất hay mắc phải sai lầm. Khi con người nắm quyền lực cực hạn thì cần phải có hiến pháp để khống chế. Đó là ý tưởng của chủ nghĩa lập hiến (立憲主義). Do đó, xuyên suốt thời gian, khu vực địa lý và dân tộc, ý tưởng về dân chủ chủ nghĩa, luôn đi kèm với lập hiến chủ nghĩa trong quản lý nhà nước.

Nguồn bài giảng của thầy Ito Makoto:

Bonus thêm thông tin là quán Hội ởHa Nội (ハノイのホイさん) ở Shibuya là của thầy. À, mình không học khóa của thầy cũng chưa từng gặp thầy nhé.