Ghosn và những diễn biến kế tiếp

Báo chí Nhật đồng loạt đăng thông tin về Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đưa ý kiến về việc Nhật Bản đã vi phạm các nguyên tắc nhân quyền trong quá trình tạm giam và câu lưu Ghosn, cựu CEO huyền thoại của tập đoàn Nissan làm câu chuyện về vụ án xét xử Ghosn tiếp tục nóng trên các diễn đàn.

Vụ việc này khá phức tạp không thể giải thích hết bạn nào có hứng thú thì search sẽ ra rất nhiều bài viết đủ các thứ tiếng Nhật – Anh – Việt, với đủ các góc nhìn, bình luận. Có một điều thú vị là vụ việc bắt đầu tháng 11/2018 cùng quãng thời gian mình học thạc sĩ. Tuy nhiên trong Seminar về luật doanh nghiệp trong hơn 1 năm rưỡi, với đề tài “hot” như vậy mà giáo sư của mình không cho phép lấy vụ việc Ghosn và Nissan ra để phân tích với lý do vụ đang được điều tra, khi chưa có phán quyết từ tòa án không được lấy thông tin từ báo chí ra phán xét. Cho nên mình sẽkhông đưa chỉ đưa ra những thông tin, phân tích khách quan trung lập nhất về vụ việc vì không có chứng cứ rõ ràng.

1) Nội dung điều tra – luận tội chính:

Ban đầu cảnh sát Nhật bắt Ghosn về tội vi phạm luật giao dịch kinh doanh chứng khoán “金融商品取引法” về việc khai sai số lương của mình trên bản báo cáo tài chính của Nissan, một công ty lên sàn. Sau đó Ghosn bị cáo buộc vì các tội liên quan đến biển thủ, lấy tiền công ty tiêu cho các mục đích cá nhân

2) Tranh cãi về các quá trình bắt giữ, câu lưu:

Vì quá trình bắt giam bất ngờ, liên tục bị câu lưu 4 lần, trong thời gian dài trong điều kiện không được tự do gặp thân nhân, đã dấy lên những phê phán cơ quan điều tra Nhật Bản vi phạm “Luật tố tụng hình sự”, vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền trong điều tra.

Vì luật hình sự, luật tố tụng hình sự đều có khung hình phạt quy định rõ ràng. Tôi không có tài liệu về quá trình này nên miễn bình luận đúng sai.

3) Các thuyết âm mưu:

Các tin lá cải, diễn đàn quốc tế đều nêu các thuyết âm mưu về đấu đá nội bộ trong nội bộ Nissan Nhật Bản, giữa Nissan và công ty mẹ Renault, thậm chí giữa chính phủ Pháp và tập đoàn Renault–Nissan.

Các thông tin này cũng không có bằng chứng rõ ràng nên miễn bình luận.

4) Việc Ghosn bỏ trốn quá trình xét xử

Ghosn bất ngờ bỏ trốn trong quá trình chờ xét xửsang quê hương Lebanon - một đất nước không có hiệp định dẫn độ với Nhật đưa ra thách thức lớn ngành tư pháp cho Nhật. Vì theo luật hình sự Nhật Bản, không được xử tội hình sự khi bị cáo vắng mặt, làm cho vụ việc đi vào bế tắc.

Tình tiết thứ 4 này làm tôi hứng thú theo dõi hơn cả. Liệu Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng mềm mỏng trên diễn đàn quốc tế sẽ dùng biện pháp gì để gây áp lực lên Lebanon yêu cầu giao người để xoa dịu dư luận, chỉ trích trong nước về vấn đề quản lý an ninh yếu kém. Thực sự nhiều người bất ngờ, vì nổi tiếng là một đất nước hòa bình nên cơ quan an ninh Nhật Bản không có hệ thống theo dõi thông tin người dân, security mạnh như chính phủ các nước khác, không có cơ quan tình báo (tương đương CIA ở Mỹ).

Câu chuyện về vụ án của Ghosn còn hứa hẹn nhiều chương dài kỳ, nên hẹn các kỳ kế tiếp.
https://www.japantimes.co.jp/news/2020/11/24/business/ghosns-repeated-arrests-extrajudicial-abuse-u-n/?fbclid=IwAR2c5mVBb-M0vwifc-r7n8hs0M-Tbjs1iambItI1h2WSv2GGPYLgY1t8W0o

FILE – In this Sept. 29, 2020 file photo, former Nissan Motor Co. Chairman Carlos Ghosn holds a press conference at the Maronite Christian Holy Spirit University of Kaslik, north of Beirut, Lebanon. In an opinion published Monday, Nov. 23, 2020, a panel of human rights experts working with the United Nations says former Renault-Nissan boss Carlos Ghosn was wrongly detained in Japan in late 2018 and has urged “compensation” and “other reparations” for him from the Japanese government. (AP Photo/Hussein Malla, file)