SỰ THẤT BẠI MANG TÍNH "LỊCH SỬ" CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM NHÌN TỪ QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC NỮ QUYỀN CỦA THẾ GIỚI
Nhân ngày 20/10, mình xin đăng lại một phần bài report về sự thất bại lịch sử của phụ nữ Việt Nam của mình nhìn từ những bài học về thất bại lịch sử của phụ nữ thế giới.
Trong xã hội đầu tiên sơ khai của loài người, người phụ nữ không hề bị lép vế, thậm chí là có quyền lực hơn so với nam giới. Từ Đông sang Tây các bằng chứng khảo cổ và lịch sử đều ghi nhận về những xã hội “mẫu quyền”, nơi người phụ nữ nắm quyền quyết định trong gia đình và trong cộng đồng. Khi xã hội kinh tế phát triển thời cổ đại và trung đại Tây Âu, địa vị của người phụ nữ trong gia đình bị suy giảm. Cụ thể, chồng có quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, quyền định đoạt tài sản riêng, quyền quyết định ly hôn đã có luật định và luật tục quy định. Sau Cách mạng Pháp vào cuối thế kỷ 18, nhưng rất nhiều điều luật còn ghi lại là bằng chứng rõ ràng về “thất bại lịch sử thế giới của phụ nữ”. Cụ thể, Luật Hôn nhân quy định người vợ không đủ năng lực tố tụng và hành vi, nghĩa vụ “phục tùng” của người vợ. Thêm vào đó dù cách mạng Pháp được ca ngợi và đề cao là một sự kiện lịch sử về tư tưởng “tự do-bình đẳng-bác ái” là nền tảng về giá trị xã hội đến tận ngày nay nhưng những cải cách của nó chỉ đem đến cho người đàn ông mà không có phụ nữtrong đó. Cụ thể người phụ nữ vẫn chưa được phép thành lập hội nhóm tham gia chính trị cũng như không được quyền bầu cử. Lý do được giới chính trị gia phái mạnh nắm quyền lực đưa ra là “phụ nữ rất cảm tính, để người đẩy cảm tính tham gia chính trị thì sẽ rất phức tạp”.
Sau đó, rất nhiều cuộc đấu tranh đòi được tổ chức hội đoàn độc lập, đòi được xuất bản báo chí, có tiếng nói trong xã hội cũng như đòi quyền tham gia chính trị của phụ nữ bắt đầu từ giới tinh hoa quý tộc phương Tây, mà những quyền này dần được công nhận. Kết quả, quyền bầu cử của phụ nữ, quyền được tham gia chính trị, xã hội, quyền được học cao, quyền bình đẳng trong tài sản và trong hôn nhân đã chính thức được thực hiện vào thế kỷ 20. Sau đó, những cuộc đấu tranh này tiếp tục tiếp diễn trong từng gia đình, trong mỗi công sở, tổ chức đoàn hội chính trị, trên từng mặt báo đã khiến cho cơ hội của người phụ nữ được mở rộng hơn và trên hình thức hầu như không còn sự bất bình đẳng mang tinh công khai nào. Cuối cùng sau hàng ngàn năm “thất bại mang tính lịch sử", đến đầu thế kỷ 21 sự phục quyền của người phụ nữ đã bắt đầu.
Ngay tại quê hương Việt Nam, phụ nữ đang bị yêu cầu vì sự bất bình đẳng vô lý, điều hiếm thấy trên thế giới. Họ không chỉ phải chịu trách nhiệm sinh con, chăm sóc con cái và nội trợ mà còn phải đóng một vai trò tích cực trong xã hội và kiếm được nhiều tiền như nam giới. So với phụ nữ Nhật Bản, những người bị hạn chế về cơ hội đóng vai trò tích cực trong xã hội, Việt Nam có vẻ là một xã hội tốt cho phụ nữ như có môi trường để người phụ nữ cầu tiến và cố gắng có thể lên những địa vị cao trong tổ chức, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Cụ thể, việc bắt phụ nữ yếu đuối vừa phải lo chuyện sinh đẻ chăm sóc con cái, chu toàn mọi chuyện trong gia đình và đồng thời phải kiếm tiền bằng đàn ông là vô cùng tàn nhẫn. Trên thực tế ở Việt Nam, đối với những phụ nữ sau khi sinh và nuôi con không có việc làm thì chồng và gia đình chồng coi như đồ lười biếng, là gánh nặng mà chồng và gia đình chồng phải nuôi.
Khi trưởng thành dần tôi bắt đầu tìm hiểu và lý giải nguyên nhân. Chắc chắn, bối cảnh lịch sử đặc trưng của Việt Nam đã dẫn đến sự thất bại của phụ nữ. Trước hết, xã hội bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng Nho giáo từ các nước láng giềng Trung Quốc. Thêm vào đó, do Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế đóng cửa cho đến nửa cuối những năm 1990 sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Do đó, cho đến đầu những năm 2000, văn hóa và phim ảnh từ các nước “cựu thù địch” là Mỹ và Châu Âu cũng bị cấm, và tất nhiên xã hội Việt Nam không tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ về giải phóng phụ nữ như nữ quyền. Vì vậy, sinh cuối những năm 80, mặc dù ở ngay thành phố lớn khi tôi còn là một đứa trẻ ở những năm 90, các sự kiện và bữa tiệc lớn của gia đình luôn được dạy là phụ nữ phải nấu nướng, chuẩn bị và dọn dẹp, và anh họ của tôi không làm việc gì ngồi nhậu nhẹt nói chuyện. Vì vậy, tự hỏi tại sao phụ nữ lại bị đối xử bất bình đẳng như vậy, khi tôi phản đối thì mẹ và các dì của tôi nói: "Nếu bây giờ con không tập làm thì không có thằng nào thèm lấy. Dù con lấy chồng thì gia đình chồng và bố mẹ chồng cũng tức giận và trả về nhà mẹ đẻ.” Đồng thời “các anh con trai thì sau này có vợchúng nó lo rồi”. Ngay cả những người có địa vị xã hội như mợ hoặc dì tôi cũng dạy tôi như vậy. Tuy nhiên, tôi không thể nào thuyết phục bản thân chấp nhận sự bất bình đẳng một cách vô lí như vậy. Đó cũng là một động lực lớn khiến tôi có quyết học tập chăm chỉ, đi du học sớm và sớm “thoát ly”. Tôi muốn rằng sự cố gắng và những hoạt động ngoài xã hội của mình còn là tấm gương cho các em gái, em họ của mình: các em hoàn toàn có thể chọn một con đường khác, có thể đòi hỏi quyền bình đẳng hoàn toàn với nam giới trong gia đình bằng sự nỗ lực cũng như tài năng của mình.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của Internet, và sự lan tỏa văn hóa, phim truyền hình phương Tây ở Việt Nam, xã hội đã thay đổi một cách cực kỳ nhanh chóng. Xã hội không còn quá nhiều điều giáo điều từ những năm 80. Tôi đã học được rất nhiều về lịch sử phục hồi nữ quyền ở Pháp. Mặc dù có những tiến hóa về kinh tế, xã hội và những tác động từ bên ngoài, phụ nữ không đương nhiên được trao quyền bình đẳng trong xã hội nam quyền thống trị, trừ khi họ tự nguyện đấu tranh và đòi quyền lợi của mình. Sau khi học được quá trình đấu tranh của phụ nữ thế hệ trước bị đối xử bất bình đẳng trong một xã hội mà chắc chắn gặp nhiều khó khăn, rào cản hơn thời hiện đại rất nhiều, tôi thầm cảm phục họ những thế hệ tiền bối vĩ đại. Vì sự tranh đấu vì một "xã hội bình đẳng hơn cho phụ nữ" của họ trong quá khứ mà ngày nay, thế hệ chúng tôi có thể được hưởng di sản tích cực và đáng lẽ thế hệ bà và mẹ chúng tôi đáng được nhận sớm hơn. Vì vậy, tôi nhận thấy rằng mình, và thế hệ phụ nữ hiện đại nên tiếp tục đấu tranh vì quyền cho phụ nữ, không chỉ vì quyền lợi của chúng tôi hiện tại mà còn cho những thế hệ sau.
Nguồn hình: Homepages of Pennsylvania State University, European Union