Lý do thất bại của những cơ quan đề cao khẩu hiệu “phòng chống virus Corona sự bằng đoàn kết nhất trí”
Bài phân tích những vấn đề trong cơ cấu tổ chức của Nhật khi xảy ra khủng hoảng
Tác giả: Kubota Masaki
Mình sẽ không đi sâu về kiến thức dịch tễ học, y tế và không đưa ra không tranh cãi về chính sách dựa trên số liệu thống kê được chính phủ Trung Quốc, WHO đưa ra (như không nên lo lắng thái quá vì chỉ 2% tử vong, phần lớn là người già, người có các tiền sự bệnh trước đó,…). Mình chỉ muốn giới thiệu một bài viết (chú thích bên dưới) mà mình thấy rất thích thú giải thích lý do vì sao chính phủ Nhật lại hành động chậm trễ trong vấn đề phòng dịch lần này, và các vấn đề trong cơ chế quản lý tổ chức nhà nước Nhật nói riêng, cũng như cả xã hội Nhật nói chung.
Đến giờ dân Nhật không còn bàn cãi, phản ứng khi các cơ quan chuyên môn quốc tế, các báo nước ngoài đều phê phán thao tác kiểm dịch trên tàu tàu Diamond Princess có rất nhiều vấn đề mà quốc tịch nước nào, do công ty của quốc gia nào quản lý,… hay các chính sách không hạn chế người đến từ Trung Quốc đến Nhật, không thực hiện kiểm tra bệnh, cách ly quyết liệt như các nước khác.
Thế tại sao một đất nước có hệ thống y tế phát triển thuộc loại nhất thế giới, với rất nhiều chuyên gia, y bác sĩ, y tá, cơquan y tế, lại có kết quả thảm hại như vậy?
Không phải là do thiếu nhân lực, hay do không có chính sách, cơ chếtrong những tình huống khẩn cấp. Theo tác giả bài viết đó chính là tinh thần “đoàn kết nhất trí “(dịch ra ngôn ngữ bình dân cho người Việt dễ hiểu là tính bầy đàn)
Khi có vấn đề gì xảy ra, những đoàn thể sử dụng tinh thần “nhất trí đoàn kết “là tiêu chí căn bản để quản lý khủng hoảng hầu hết đều thất bại. Lý do là nếu giải quyết khủng hoảng bằng tinh thần Wa (hòa thuận) thì chỉ giống như một tổ chức làm việc nửa vời mà thôi. Điều này càng đúng trong cuộc chiến phòng chống lây nhiễm tại tiền tuyến.
Lấy ví dụ đơn giản bác sĩ Iwata ở Kobe có đăng đàn youtube phê bình cách làm của chính phủ trên tàu ( dù ngay ngày hôm sau đã xóa tube này ), thì rất nhiều chuyên gia cũng như quan chính chính phủ đã đưa những ý kiến phủ nhận kiểu : trong khi rất nhiều người đang vất vả thực hiện các biện pháp phòng dịch thì người ngoài chỉ xem qua truyền hình vài tiếng biết gì mà nói, hoặc là, cho dù các bước thực hiện có không hoàn hảo đi chăng nữa, cũng đừng gây ra bất an nghi ngờ tất cả phải “đoàn kết nhất trí”, chỉ biết phê phán thôi thì làm được gì, thậm chí còn nhiều người đả kích nhân cách của bác sĩ Iwata. Cuối cùng mọi người dẫn đến kết luận “những người làm rối loạn kỷ luật” có nhiều vấn đề, và đáng phê phán hơn” các đối sách còn bất cập, nhiều sai sót ở tàu”.
Tác giả vẫn nhận định là đối với việc bịt miệng những người phê phán, chỉ trích là biểu hiện điển hình của bệnh nan y giai đoạn cuối của các tổ chức thất bại trong việc quản lý khủng hoảng.
• Thế thì, tại sao các cơ quan đề cao khẩu hiệu “phòng chống virus Corona sự bằng đoàn kết nhất trí” thất bại
Các cơ quan này thường xem trọng Wa (sự hòa thuận), mọi người sẽ nhìn sắc mặt, ý tứ của ai đó và làm theo quyết định của người đứng đầu. Và vì thế trong tình huống nguy cấp đáng lẽ phải xử lý ưu tiên với những vấn đề thực sự, thì mọi người lại phải dành tâm trí để làm theo quy trình trật tự nội bộ, theo dõi ý tứ cấp trên. Do đó thay vì đối mặt trực tiếp với nguy cơ, mọi người có xu hướng đưa ra “các lý do không thể” như: thực sự là rất khó; theo nguyên tắc là như vậy, chứ thực tế không làm triệt để được đâu,…
Tiếp theo, giai đoạn 2 sẽ là hình thành bầu không khí “không cho phép sự phê phán”. Dưới danh nghĩa “đoàn kết – nhất trí” mọi người sẽ không đưa ra các ý kiến phê phán người đứng đầu. Vì lời nói ra sẽ không thu lại được, nhất với tính cách kín kẽ của người Nhật, nguyên tắc “có gì khó chịu không vừa lòng cũng phải cố nuốt vào, chịu đựng”.
Những tổ chức này cuối cùng sẽ trở thành gì? kết cục là sẽ bịt miệng những ai có ý kiến nghi vấn, che dấu thông tin, ngụy tạo số liệu,… Thế tại sao lại vậy, vì sự “đoàn kết – nhất trí ” quan trọng hơn bất cứ thứ gì, ngay cả đối với những SỰ THẬT làm hỗn loạn trật tự hiện có, dùng tổng lực của tổ chức để đậy lại trước khi chúng bốc mùi.
Nói cách khác “đoàn kết – nhất trí” cũng giống như “ưu tiên nguyên tắc tổ chức”, điều này có nghĩa là việc quan trọng nhất trong quản lý khủng hoảng - tức là, đánh giá tổng thể hiện trạng một cách khách quan nhất – sẽkhông thể thực hiện được.
Tác giả đưa ra rất nhiều ví dụ sau khi quan sát các công ty lớn của Nhật xử lý khủng hoảng rủi ro và tóm lại bằng Tam đoạn luận duy ý chí:
(1)Để giải quyết khủng hoảng, cần “đoàn kết - nhất trí
↓
(2)Để ”đoàn kết - nhất trí “, không được công bố những thông tin làm mất sĩ khí của mọi người
↓ suy ra
(3)Để giải quyết khủng hoảng cần giấu thông tin ảnh hưởng xấu.
Nói cách khác, trong suy nghĩ của người Nhật, đó không phải là “che dấu” mà là “để giải quyết vấn đề cần đoàn kết đồng lòng nội bộ, nên tránh công bố thông tin”
• Trên thực tế cũng không ai đưa ra các ý kiến nghi vấn, trái chiều
Thực tế là hầu hết trong các cơ quan, tổ chức của Nhật, không phải mọi người che dấu ngụy tạo thông tin vì chủ đích muốn làm điều xấu. Trên thực tế mọi người đều đối phó với khủng hoảng theo suy nghĩ của riêng mình.
Đương nhiên, không ít trường hợp che dấu để phòng thân trốn trách nhiệm, đa phần người Nhật đều suy nghĩ vì “tổ chức”. Mọi người có tâm lý vì bạn bè đồng nghiệp đang vất vả quên ăn quên ngủ, đổ mồ hôi đối phó dịch bệnh, nên từ chối cung cấp thông tin, thậm chí là nói dối. Do đó không mấy ngạc nhiên khi gặp những người có tay nhúng tràm trong hành vi gian lận, rất nhiều tổ chức đoàn thể nghiêm túc, gương mẫu, cũng như nhiều công dân lương thiện…
Quay lại ví dụ bác sĩ Iwata, chỉ 2 tiếng, ông đã phát hiện ra những điểm bất thường trên tàu, đương nhiên, rất nhiều chuyên gia y tế kiểm dịch trực tiếp trên tàu cũng đã phát hiện tình trạng bất ổn này. Tuy nhiên, tại sao không có tiếng nói nào từ các chuyên gia này. Tuyệt đối, không phải họ lười biếng, không làm tròn bổn phận, chính là vì tinh thần “nhất trí- đoàn kết” này.
Điều này cũng tương tự trong những công ty có vấn đề ở Nhật. Mọi người đều nghĩ là “tình hình tồi tệ quá “, “công ty của chúng ta sắp tiêu rồi”, nhưng tuyệt nhiên, không có ai đưa ra ý kiến trái chiều. Khi đối phó khủng hoảng, trong tình cảnh toàn công ty đang đồng lòng nhất trí, tất cả sẽ tẩy chay những kẻ làm lung lay sĩ khí tập thể như thể người ta treo cổ những mụ phủ thủy độc ác thời trung cổ. Thành ra, người Nhật trở nên yên lặng – cúi đầu trước quyền uy. Và rồi cứ thế ngậm ngùi nhìn công ty biến mất.
Mọi người có thấy quen quen không ạ. Đây thực sự là tình cảnh của nước Nhật 80 năm trước.
• Thất bại kiểu Nhật
Những năm 1940 thế kỷ trước, khi đối phó với khủng hoảng, người ta cũng la to những khẩu hiệu “Ái Quốc”, “Đồng lòng – nhất trí”, những người có ý kiến trái chiều sẽ được dán nhãn “phản quốc” bị bắt, bị tù khổ sai.
Những khẩu hiệu như “Khắc phục tình thế - dưới sự chỉ đạo tài tình của đại tướng quân – lòng nhiệt tình của tinh thần tôn quân ái quốc như ngọn đuốc – quân dân đoàn kết nhất trí một lòng như sắt đá”. (Báo Yomiuri ngày 5 tháng 1 năm 1941)
Kết cục, người dân Nhật Bản đã phải chịu những thảm cảnh nào thì không cần ai nói mọi người đã quá rõ.
Lần này cũng vậy, Olympic là một sự kiện nhằm phát huy lòng tự hào, tự tôn dân tộc của người Nhật vốn đã nguội lạnh mấy thập kỷ qua. Người ta lại nghe những khẩu hiệu kiểu “Người Nhật có cách làm kiểu Nhật” hoặc “Trong những lúc khó khăn này, người Nhật phải đoàn kết đồng lòng lại”.
Nhìn lại lịch sử, đây chính là sự thất bại điển hình kiểu Nhật. Người Nhật bịthôi thúc bởi những từ ngữ như “Chúng ta”, “Sợi dây kết nối, Kizuna” hay “đồng lòng nhất trí”, mà mất đi sự bình tĩnh để nhìn nhận sự vật, sự việc.
Lần này qua thất bại ban đầu trong cuộc chiến phòng dịch, phải chăng người Nhật cần nghiêm túc lắng nghe phên phán từ thế giới, cũng như từ bỏ “cái bẫy trong chủ nghĩa tập thể, bầy đàn” của mình chăng.
■Ý kiến người dịch : Đợt này mình theo dõi sát sao các động thái của chính phủ Nhật trong đối phó phòng dịch. Tuy cá nhân cũng không ngạc nhiên lắm, vì đã từng làm trong một công ty Nhật lớn có đầy đủ những đặc điểm tác giả đưa ra, nhưng nhiều bạn cũng như người thân ở nhà ngạc nhiên “Nhật mà quan liêu thì Việt Nam là vô trách nhiệm rồi” nên dịch bài này cho mọi người hiểu thêm.
Tuy nhiên một điều tiến bộ so với 80 năm trước là người là chế độ luật pháp cũng như quyền tự do ngôn luận của người dân khá tốt nên có rất nhiều tiếng nói chỉ trích chính phủ. Ai muốn tham khảo thêm thì cứ vào Yahoo JP mà đọc. Mình xin trích vài comment mà mình phải phá lên cười thế này:
・khi báo Hàn Quốc chê Nhật ( người dân hai nước này vốn ghét nhau ) thực hiện việc kiểm dịch quá chậm, thì các bạn Nhật comment : vâng, chúng tôi biết chính phủ chúng tôi chậm chạp, dở rồi, còn tàu Westerdam đang cần chỗ đỗ đó, làm ơn cho chúng tôi thấy Hàn Quốc làm tốt thế nào mà nhận Westerdam đi
・ Mấy hôm nay khi Hàn Quốc khủng hoảng dịch bệnh ở Deagu nhưng thực hiện xét nghiệm rất nhanh khoanh vùng lây nhiễm, khử độc cũng tốt : Các bạn Nhật lại comment : Ôi làm ơn nhìn qua Hàn Quốc mà học hỏi giùm đi. Hoặc, năng lực y tế của Nhật hơn Hàn Quốc nhiều mà, người Hàn còn kiểm dịch được nhiều như vậy….
・Hay hôm nay (25/2) khi hay tin chính sách của bộ y tế Nhật không có gì mới, triệt để : Tôi không thể chịu nổi chính phủ này nữa rồi. Giọt nước tràn ly, tôi thề qua kỳ dịch bệnh này nếu còn sống sót tôi sẽ bỏ nước định cư ở Bắc Âu…
■Tham khảo
「新型コロナには一致団結で!」と叫ぶ組織が、残念な結果を招く理由,
IT MEDIA BUSINESS ONLINE