DÂN Ý VÀ CÔNG LÝ
Bài viết dưới đây giới thiệu và xin dịch lại một trong những đoạn biện hộ rất hay và nổi tiếng trích từ bộ phim truyền hình LEGAL HIGH của Nhật. Nội dung về DÂN Ý và TU’ PHÁP (xét xử) và phần hai nói về bình luận bổ sung của tác giả.
1. Dân ý
Tắt nội dung câu truyện: Nội dung phần này của bộ phim về luật sư Komikado, vốn nổi tiếng là một luật sư ham tiền nhưng là một luật sư tranh tụng cự phách, bách chiến bách thắng. Vì nhiều lý do, Komikado nhận lời biện hộ cho Ando Kiwa người được mệnh danh là một góa phụ áo đen bị truyền thông và dân chúng đả kích yêu cầu tửhình vì là nghi can gây ra vụ đầu độc người tình và đứa con riêng trong tình trạng nguy kịch. Ando Kiwa trong phiên sơ thẩm đã nhận tội nhưng vì nhiều lý do đã đổi lời khai trong nhiều lần nhưng lần gần nhất vẫn là một mực nhận tội. Theo nội dung trong phim là do nhân viên cấp dưới của công tố viên Daigo đã cố tình dàn dựng để thực hiện mục đích của mình mà cuối phim mới sáng tỏ. Dần dần, từ chỗ tin là Ando phạm tội thực sự, nhóm luật sư của Komikado đã tin là Ando thực sự vô tội và cũng đang che dấu điều gì đó, một sự thật khủng khiếp mà Ando muốn bảo vệ. Bởi vì, thông thường, không một góa phụ áo đen giết người tình để cướp tiền bảo hiểm, tài sản nào tự nguyện nhận tội ngay từ đầu, chấp nhận không một chút ý chí phản kháng. Cho dù dân chúng và báo chí liên tục tấn công đả kích. Ando cũng hủy bỏ ủy quyền luật sư đối với Komikado chấp nhận chịu tội nhưng đồng nghiệp của Komikado vẫn quyết tâm tìm ra chứng cứ và thuyết phục người làm chứng nói ra lời làm chứng sự thật có lợi cho Ando. Komikado đã đưa nhân chứng là ra tòa để chứng tỏ công tố viên có sai sót khi bỏ sót một vật chứng quan trọng là cái lọ thủy tinh có vẻ như là lọ đựng thuốc độc đánh rơi ở hiện trường để chứng minh phía bên cảnh sát và công tốviên có sai sót trong quá trình điều tra và luận tội. Sau đó phía bên công tố viên lại đưa hàng loạt lời khai về việc thấy Ando Kiwa từ cửa sau nhà của nạn nhân Tokunaga chạy ra… Bên dưới là đoạn biện luận tiếp theo.
Komikado: Mọi người hay nhìn thấy đúng tích tắc Ando Kiwa ra khỏi căn nhà đó vậy. Có phải khu phố này đặt ra điều lệ là cứ 5 phút một lần lại ra để xem cổng sau nhà Tokunaga một lần không vậy?
Công tố viên: Các nhân chứng ai cũng rất tự tin xác nhận lời làm chứng của mình. Tôi không nghĩ là họ làm giả lời khai.
Komikado: Ồ chắc chắn là họ tự tin về lời khai của mình rồi. Cho dù thực tế là có hôm nào đó người ra khỏi cổng sau nhà Tokunaga là nhân vật trong Game Show hành động thực tế “Đột nhiên đến ăn cơm tối nhà Yonesuke”, thì tất cả cũng sẽkhai rằng đã nhìn thấy Ando Kiwa không thể sai được. Bởi vì đó chính là điều mà mọi người mong muốn. Con người thường nhìn thấy điều mà người ta muốn nhìn, nghe thấy thứ mà người ta muốn nghe, tin vào cái mà người ta muốn tin. Không phải sao ngài công tố viên?
Công tố viên: Nói như vậy là sỉ nhục rồi.
Komikado: Ừ thật sỉ nhục vậy đó. Chính quý vị không dựa vào chứng cứ mà lại dựa vào dân ý để khởi tố.
Công tố viên: Chúng tôi là công bộc của nhân dân. Đương nhiên phải đáp ứng kỳ vọng của quốc dân.
Komikado: Thế cũng có nghĩa là phải đáp ứng những kỳ vọng ngu ngốc của những người dân ngu ngốc hay sao?
Công tố viên: Anh nói là ngu ngốc à?
Komikado: Ừ đúng đấy, không chỉ ngu ngốc - xấu xí mà còn bỉ ổi nữa.
Công tố viên: Còn tôi thì không hề xem thường người dân. Đối với tôi đây là đất nước thật tuyệt vời, còn người dân rất xinh đẹp và đáng tự hào/
Thẩm phán: Yêu cầu quý vị không được tự ý nghị luận ngoài lề
Thành viên hội đồng xét xử: Được mà, tôi thấy đây là những nghị luận có ý nghĩa sâu xắc.
Komikado: Thế thì cho dù chứng cứ của những công dân xinh đẹp, đáng tự hào này có bất minh, không rõ ràng thì ngài vẫn yêu cầu tử hình cho bị cáo chứ.
Công tố viên: Trong vụ án này nếu là có tội. Thì hình phạt cao nhất là thích đáng. Ở đất nước chúng ta, đó là tử hình.
Komikado: Sinh tồn là quyền lợi bất khả xâm phạm của mỗi sinh mệnh được ra. Bất cứ ai muốn cướp nó, cho dù la quốc gia đi chăng nữa thì đều là giết người.
Công tố viên: Tôi không nghĩ là anh theo chủ nghĩa phản đối tửhình.
Komikado: Không, tôi không phản đối tửhình. Mắt thì phải trả bằng mắt, răng thì phải trả bằng răng, giết người thì phải đền mạng trả lại bằng chính mạng sống, đó là quy định xử phạt tuyệt vời. Nhưng mà tôi chỉ muốn nói rằng vội kết thúc vụ án nhằm che dấu những điều mà người ta chưa biết thật bỉ ổi và hèn hạ.
Công tố viên: Thế ý anh muốn nói là tôi phải công khai hành hình đường đường chính chính phải không?
Komikado: Vâng, đúng đấy. Trước tiên phải lôi ra bêu riếu giữa chợ trước thanh thiên bạch nhật. Đem lên giàn hỏa thiêu rồi bêu đầu trên dây kẽm gai thị chúng, hô vang “vạn tuế” ba lần nữa thì mới đủ bộ (*Komikado kể lại khung cảnh tử hình tội phạm ngày xưa*). Tuy nhiên, những người dân ngu ngốc của đất nước chúng ta sẽ không ý thức chính họ vừa giết người đâu. Họ cứ nghĩ là mình trong sạch, và chờ đợi cơ hội để quét sạch ai đó xấu xa ra khỏi xã hội. Nếu vậy thì không cần suy xét gì khác ngoài tửhình bị cáo, vì có thể nghĩ rằng hành hình rồi thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn. Tôi nói có phải không?
Công tố viên: Giả sử như anh nói, thì đó cũng là ý dân thôi.
Komikado: Nếu đó là ý dân thì cái gì cũng đúng à?
Công tố viên: Đó là DÂN CHỦ.
Komikado: Nếu đem dân chủ vào tòa án thì tư pháp kết thúc rồi.
Công tố viên: Anh nghĩ như vậy à.
Komikado: Đúng là như thế còn gì.
Công tố viên: Ôi anh lý tưởng cứng nhắc quá đấy. Thực tế thì pháp luật tuyệt đối không phải thần thánh vạn năng. Thế anh nghĩ thứ để bổ sung cho những khiếm khuyết của luật pháp là gì? Chính là lòng người. Phạm tội là con người, phán quyết cũng là con người. Pháp luật – một thứ cứng nhắc vô vị được lập nên phản ánh ý kiến nguyện vọng của số đông dân chúng, là kim chỉ nam soi sáng con đường cho hành động của chúng ta, và xét xử của thẩm phán tại tòa chính là kết quả của pháp luật mà người dân mong đợi. Ở vụ án này mọi người đều đưa ra phán quyết rằng “Ando Kiwa xứng đáng bị tử hình”. Vì tương lai của gia đình, bằng hữu, con cháu mà chúng ta yêu quý. Đó chính là DÂN Ý.
(Cả phòng xử án cảm động với lời của công tố viên đồng lòng vỗ tay, tán thưởng)
Komikado: Tuyệt vời, Công tố viên Daigo – Quả là hiện thân của dân ý – ngài công tố viên Daigo thực đã đưa ra một lời biện luận quá sức tuyệt vời.
(Luật sư Komikado sau khi nghe hết, bắt đầu đứng dậy chất vấn)
Komikado: Được đó, cứ tử hình đi. Đúng là Ando Kiwa là loại sâu mọt đục phá xã hội này, cho nên phải đuổi sạch hết đi.
Komikado hét lớn chỉ tay vào một người phụ nữ, và lần lượt vào những người tham dự khác của phiên tòa.
Người tiếp theo có thể là chồng của bà, hoặc người yêu của cô, hoặc cha của anh, hoặc con trai của bạn, hoặc cũng có thể là chính quý vị ngồi đây hôm nay.
_ Cứ tử hình hết đi. Cho dù lời khai của nhân chứng chứng kiến tại hiện trường có bất minh không đủ độ tin cậy, cứ tử hình đi.
_ Cho dù không có chứng cứ xác nhận lọ thuốc độc tịch thu ở nhà bị cáo có phải là vật được dùng ở hiện trường phạm tội hay không, nhưng cứ tử hình đi.
_ Cho dù thực tế đã có nhân chứng xác nhận đã nhìn thấy một lọ thủy tinh có vẻ như là thuốc độc khác rớt ở hiện trường, nhưng thôi, không cần quan tâm, cứ tử hình đi.
_Chẳng liên quan gì đến chứng cứ hay lời khai, nhưng bởi vì ả ta đi bằng xe hơi cực sang , khoác trên người toàn món đồ hiệu đắt tiền, ăn toàn vi cá mập, gan ngỗng Pháp thượng hạng nên cứ tử hình đi.
_ Đó là DÂN Ý, đó là chủ nghĩa DÂN CHỦ, thật là một đất nước vĩ đại. Vì là dân ý nên sẽ là chính nghĩa. Vì tất cả mọi người đã đồng ý nên tất cả sẽ đúng. Nếu thế thì tất cả mọi người cùng sử dụng bạo lực cũng sẽ đúng đắn và chính nghĩa. Cho nên, dù luật sư cộng sự của tôi - vì bảo vệ bị cáo trước tòa, cho dù đã bị đám đông dân chúng trùm bao bố và đánh bị thương, đó cũng là dân ý, và đáng đời.
_ Không phải trò đùa
(Komikado hét lên)
_Đây không phải trò đùa. Con ác ma thật sự chính là dân ý lúc nó sôi sục cực đại. Cứ tin rằng mình là người lương thiện, cùng nhau hợp sức ném con chó hoang có hơi dơ bẩn xuống mương bùn. Đó chính là quý vị, những người công dân lương thiện. Thế nhưng trong thế giới này vẫn có một kẻ ngu ngốc dám xông vào đám đông đó để cứu con chó hoang nhỏ bị ném vào mương. (*Komikado nói về luật sư cộng sự của mình*). Nhờ kẻ ngu ngốc đó mà hôm nay, bà Egami đã dũng cảm tách khỏi dòng chảy DÂN Ý cuồn cuộn của đám đông đó, bằng ý chí của bản thân đứng ra làm chứng hôm nay. (*Nhân chứng đã làm chứng về lọ thủy tinh có vẻ là thuốc độc ở hiện trường nhưng không có trong biên bản vụán*). Cho dù chỉ có một người là bà Egami, nhưng đã thực sự lay chuyển được DÂN Ý. Tôi rất tự hào về kẻ ngu ngốc đó
*Komikado khen ngợi luật sư cấp dưới của mình. Cho dù thường ngày anh ta rất hay chê trách cô luật sư cấp dưới mới ra trường đó vì quá thiếu kinh nghiệm, ngây thơ, non nớt với lý tưởng muốn bảo vệ chính nghĩa*
Komikado: Bởi vì đó là dân ý, nên cứ tử hình hết đi, từng người, từng người một. Kết cục là các quy trình xét xử của tòa án cũng chỉ là một sự kiện quốc dân treo cổ tất cả những kẻ đáng ghét bị ruồng bỏ, nhằm giải khuây cho những bức bối của cuộc sống nhàm chán hiện tại phải không thưa ngài công tố viên Daigo.
Komikado tiếp tục hướng về phía quan tòa hỏi:
_ Còn quý vị, tại sao năm người quý vị lại ngồi ở đây hôm nay? Nếu dân ý quyết định tất cả, thì còn cần gì tòa nhà với cách bài trí và không khí uy nghiêm thếnày? Còn cần gì những quy trình tố tụng đầy nghiêm khắc theo luật? Cũng chẳng cần những ông bà ra vẻ đạo mạo quyền lực. Phán quyết được được đưa ra bởi theo kết quả các bản khảo sát ý kiến toàn dân cơ mà.
_Chính là năm người quý vị, những học giả lớn của đất nước. Xin làm ơn. Xin hãy sử dụng tất cả quyền lực và tôn nghiêm khi đứng trên đỉnh tưpháp mà phán đoán. Tôi tha thiết khẩn cầu quý vị. Dù có thể còn nhiều phần thất lễ, với thái độ ngạo mạn, nhưng xin hãy bỏ qua vì đó chỉ là những lời nói cuồng ngôn của một luật sư ham tiền biện hộ cho một kẻ bị mọi người ghét bỏ. (*Ý của Komikado là xin tòa đừng chấp nhặt những lời nói khó nghe, hãy chỉ phán xét những phần biện hộ chính thôi *)
2. Bổ sung về dân ý và công lý:
Xin bổ sung thêm thêm về khái niệm mà chúng ta, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở những quốc gia tiên tiến hay nhầm lẫn đó là mối quan hệ giữa ý chí nguyện vọng của nhân dân, tức DÂN Ý và PHÁP LUẬT TƯPHÁP – CÔNG LÝ.
Tôi thường đọc ý kiến độc giả trên báo mạng để biết người Nhật thực sự nghĩ gì. Với những mẩu tin thông tin hình sự như “Tử tù trong vụ thảm sát, khủng bố của giáo phái Aum năm 1995 sau hơn hai mươi năm mới bị hành hình”, hay “Vụ án thảm sát ba người được tuyên án sau … năm”,vv, ý kiến của một số độc giả Nhật Bản khá cay nghiệt như: thật quá tốn tiền thuế của dân khi nuôi những con người độc ác thế này thêm từng đó năm, sao không xử sớm hơn… Có lẽ đoạn hội thoại của bộ phim cũng là thông điệp đanh thép đầy tính cảnh tỉnh gửi đến người dân rằng: tư pháp, xét xử cần phải làm đúng những trình tự pháp lý để không bỏ sót tội, không xử sai người, không chịu áp lực từ bất cứ ai cho dù đó là từ bên phía cảnh sát hoặc đám đông dân chúng. Bởi vì đám đông dân chúng, dân ý không đồng nghĩa với chính nghĩa.
Một ví dụ kinh điển chính là khi Đảng Quốc Xã của Hitler thắng lợi tuyệt đối và vang dội vào những năm 1930 vì biết cách lấy lòng đám đông người Đức bất mãn với việc bồi thường chiến phí chiến tranh, đói nghèo để chiếm được số đông ghế trong quốc hội theo cách rất hợp pháp, đúng luật. Hitler đã giải tán các đảng phái chính trị khác, đưa ra hàng loạt chính sách và đạo luật điên rồ chống lại loại người như diệt chủng người Do Thái và gây ra chiến tranh thế giới. Thực tế là Hilter không hề cướp chính quyền, mà được chính người dân Đức lúc đó tôn sùng và ủng hộ. Hay có thể nói hành động của Hilter lúc đó là phản ánh đúng những ý chí nguyện vọng của nhân dân - những người đã bầu ông theo những quy trình đúng luật. Để thấy “dân ý”, “dân chủ” và “pháp luật”, “chính nghĩa”, “công lý” là những khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Xin bình luận tiếp ý của công tố viên Daigo về sự không toàn năng Pháp Luật. Quả thực pháp luật do con người đặt ra, do con người thi hành, và do con người ở vị trí phán xét, pháp luật không hề toàn năng. Pháp luật đi rất chậm, đi sau những phát triển tiến bộ của xã hội, con người, và khoa học kỹ thuật. Từ cổ chí kim, ở bất cứ đâu trên thế giới, kể cả những nước có luật pháp (với ba nhánh lập pháp – hành pháp - tư pháp) lâu đời, phát triển nhất, vẫn còn rất nhiều góc thiếu sót mà luật pháp chưa soi rọi đến, vẫn còn rất nhiều điều bất công. Đại diện công lý với tính ước lệ là một vị nữ thần tay cân để phán xét, tay cầm gươm trừng phạt, và thật ấn tượng với đôi mắt bịt kín. Với ý nghĩa ngài không nhìn đối tượng mình xét xử là ai, những kẻ với vẻ bề ngoài xấu xí độc ác, hay những người xinh đẹp quyền cao chức trọng. Ngài cũng không bị ảnh hưởng bởi những lời cầu xin của kẻ có tội, hay tiếng la hét từ đám đông giận dữ. Ngài đứng một mình và không chịu bất cứ một áp lực bên ngoài, chỉ phán đoán và trừng phạt dựa trên cán cân của mình. Ngài quá hoàn hảo, ngài chỉ có thể là thần thánh.
Nhưng làm nên pháp luật, thi hành pháp luật là con người. Còn người trần mắt thịt với đôi mắt nhìn, đôi tai để nghe, sống trong môi trường với những áp lực, định kiến, cám dỗ, sợ hãi, sai lầm và thiếu sót vĩnh viễn không thể trở thành một vị thần công lý. Nhìn thẳng vào hiện thực xã hội, ai cũng phải thừa nhận thực tế là chẳng có vị thần nào cả. Thế thì chẳng phải chúng ta nên thỏa hiệp một chút sao? Con người mà, xã hội mà. Không phải thần tiên. Chằng phải nên nhún vai kiểu Anh theo kiểu “biết sao được”, nhắm mắt với những điểm còn khiếm khuyết, với những điều chưa đúng, chưa toàn năng hay sao?
Có lúc tôi cũng nghĩ trên thực tế, có lẽ đôi khi cũng phải như vậy.
Nhưng nếu thế thì chúng ta sẽ thi hành pháp luật, nên tư pháp thi hành chính nghĩa với tiền đề chấp nhận một sự thỏa hiệp sao?
Không.
Tôi nghĩ không nên có bất cứ sự thỏa hiệp nào. Ngay cả khi trên thực tế, không có sự toàn năng trong tư pháp, không có gì bảo đảm công lý, công bằng trong xã hội, thì trong mỗi tòa án đều có bức tượng của vị thần công lý. Công lý vẫn là biểu hiện thần thánh tối cao trong tư pháp, nơi con người cần hướng đến, cần tôn sùng, cần bảo vệ.
Link đoạn phim về Dân ý của phim Legal High: